Những điều cần biết khi trẻ ăn dặm
- testtrungnguyen
- Dec 8, 2016
- 4 min read
Thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm tốt nhất là khi bé được 6 tháng tuổi vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện hơn để sẵn sàng đón nhận những loại thực phẩm ngoài sữa mẹ hay sữa công thức.
Khi cho bé tập ăn dặm mẹ đặc biệt lưu ý những vấn đề sau nhé để bé làm quen tốt, và tiếp nhận dinh dưỡng hiệu quả thông qua các thực phẩm dinh dưỡng đa dạng và nhất là đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

1. Bé bắt đầu ăn dặm mẹ cần tập như thế nào?
- Thực phẩm cho bé tập ăn dặm phải đơn giản, dễ chế biến, dễ ăn.
- Mẹ nên nhớ là đây là giai đoạn tập ăn dặm nên đừng chú ý đến thành phần dinh dưỡng mà hạy để cho bé làm quen với hương vị thực phẩm mới, cách ăn mới.
- Những thực phẩm tốt nên cho bé tập ăn dặm là:
+ Chuối hoặc đu đủ, xoài chín mềm nạo bằng thìa xay nhuyễn.
+ Khoai lang hoặc khoai tây hấp chín mềm, xay nhuyễn, trộn sữa mẹ hoặc sữa công thức.
+ Bộ ăn liền pha loãng với sữa hoặc nước ấm.
+ Nước cơm trộn sữa.
+ Bí đỏ, bí xanh hấp chín xay nhuyễn.
Các thực phẩm trên mẹ nên cho bé làm quen dần dần từng ít một và thực phẩm chính trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ vẫn sữa mẹ hay sữa công thức.
Mỗi loại thực phẩm bé cần làm quen khoảng 3-5 ngày rồi mới chuyện sang thực phẩm khác.
Chú ý trong thời gian này mẹ nên theo dõi chặt chẽ để biết bé có thể bị dị ứng với loại thực phẩm nào để loại trừ ra khỏi thực đơn.
2. Bé ăn bao nhiêu là đủ?
– Trẻ 6 tháng: Ban đầu chỉ cần ăn 1 bữa, mỗi bữa từ 1-2 muỗng khi bé quen rồi mới tăng liều lượng lên.
– Từ 6 đến 9 tháng: Có thể tăng lượng bột lên 2 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 1/2-2/3 bát với đủ 4 nhóm thực phẩm. Vẫn cho bé bú sữa để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Mẹ nhớ là bữa tối ngoài sữa thì không nên cho bé ăn bất kỳ loại thực phẩm nào khác.
– Từ 9 đến 12 tháng: Ăn bột, cháo đặc hơn khoảng 2-3 bữa/ngày. Mỗi bữa ăn khoảng 2/3 bát. Bổ sung thêm cho trẻ các bữa phụ sau bữa ăn chính như trái cây tươi, pho mát, bánh flan, rau câu. Sữa vẫn là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ.
- Tùy vào thể trạng, khả năng tiêu hóa mà mỗi bé sẽ có lượng ăn khác nhau mẹ nên chú ý quan sát và điều chỉnh phù hợp nhất với thể trạng con mình để hỗ trợ bé tăng trưởng tối ưu nhất.
3. Cho bé ăn dặm như thế nào đảm bảo đủ chất?
- Bữa ăn của trẻ phải đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng chính: Chất bột đường (gạo, bún, mì, bánh phở), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật, bơ), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, tào phớ), rau và trái cây.
Lưu ý: Giai đoạn tập ăn dặm thì chỉ cần 1 loại thực phẩm duy nhất
- Khi cho bé ăn phải đảm bảo bé ăn cả xác lẫn cái để đảm bảo bé hấp thu đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết giúp đạt cân nặng chuẩn của bé, chiều cao, trí não và sức khỏe.
- Khi chế biến các loại thực phẩm đều phải xắt nhỏ, băm nhuyễn và nấu chín. Trẻ ăn bữa nào thì nấu bữa đó, thay đổi thực đơn thường xuyên để bé không bị ngán và đảm bảo đầy đủ dưỡng chất để phát triển.
- Sau các bữa ăn mẹ nên cho bé dùng thêm các loại nước trái cây, hoặc trái cây tán nhuyễn để bổ sung thêm các vitamin, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
4. Những lưu ý quan trọng
– Bé không chịu ăn: Hãy thử cho bé ăn các loại thực phẩm khác. Nếu không được thì đừng ép bé mà hãy tạm dừng việc ăn dặm lại rồi thử lại sau.
– Bé đi tiêu hơi lỏng: Đi tiêu ra nhiều nước và hơn 3 lần/1 ngày kèm theo các hiện tượng như nôn trớ, chướng bụng, bỏ bú… thì ngừng cho ăn ngay lập tức và đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ.
– Bé ăn trứng bị dị ứng nổi mề đay, lác sữa…: Hãy tạm ngưng ăn trứng một thời gian. Khi cho bé ăn trứng mẹ lưu ý nấu trứng thật chín tuyệt đối không được cho bé ăn lòng đào.
– Bé bị nghẹn, khó nuốt: Hãy kiểm tra lại xem bột có đặc, hay có lợn cợn những chất rắn hay không.
– Bé không muốn ăn: Có thể là do bé chưa cảm thấy đói vì vậy đừng nên ép bé, gây áp lực khiến bé sợ ăn. Duy trì và tập cho bé thói quen ăn uống khoa học luôn tốt hơn là ép bé phải ăn hết bữa ăn dù bé không muốn.
Tham khảo ngay :
Comments