Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi
- testtrungnguyen
- Nov 21, 2016
- 3 min read
9 tháng tuổi - Cột mốc rất quan trọng khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm mới với độ đặc của cháo/bột được tăng lên hơn so với tháng thứ 7, tháng thứ 8 để giúp bé rèn luyện khả năng phản xạ nhai nuốt và hoạt động tiêu hóa để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mới. Ngoài ra, giai đoạn này bé cũng cần được làm quen với nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng hơn để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
Với một thực đơn đầy đủ dưỡng chất mẹ sẽ giúp bé mau lớn khỏe mạnh để phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ tối ưu nhất. Cùng tham khảo chế độ và thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi sau các mẹ nhé.
Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đảm bảo bao gồm 3 bữa ăn chính (Cháo bột) kết hợp cùng sữa (Sữa mẹ hoặc sữa công thức phải đáp ứng 500 - 600 ml mỗi ngày).
- Giai đoạn này, bé bắt đầu tập ăn bốc nên mẹ lưu ý chế biến thêm các loại thức ăn mềm, cắt nhỏ vừa phải để bé bắt đầu học cách cầm nắm đồ ăn, nhai.
- Giai đoạn này mẹ hãy bỏ thói quen đút mớm cho trẻ mà hãy để trẻ tự cầm, hay dùng muỗng xúc thức ăn mặc dù trẻ có hơi vụng về và làm vấy bẩn nhưng mẹ cứ để trẻ làm quen với việc ăn uống mới này.
- Đừng ép trẻ ăn, hãy để trẻ tự ăn theo nhu cầu của mình, nếu trẻ ăn ít thì hãy bổ sung qua bữa ăn phụ.
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi với liều lượng hợp lý sau:
3 bữa ăn chính: Với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: Gạo tẻ trắng (60-90g) - Thịt, tôm cá,...(60-90g) - Dầu, mỡ (15g) - Rau xanh, hoa quả chín.
3 bữa phụ: với các thực phẩm dinh dưỡng cho bé như trái cây, yaourt, phomai, bánh quy…
Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 500 – 600 ml/ngày
- Chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ phải đảm bảo đầy đủ vitamin, chất đạm, chất béo và chất xơ, mẹ cần thường xuyên thay đổi thực đơn, đa dạng món ăn và cách chế biến để trẻ không ngán, kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
- Đến bữa ăn thì hãy nấu cho trẻ tránh nấu cho cả ngày vì sẽ làm mất dưỡng chất thông qua việc bảo quản trong tủ lạnh hay hâm đi hâm lại cháo.
- Không cho bé ăn vặt trước mỗi bữa ăn chính vì như vậy sẽ làm bé ngang bụng, no và không ăn được nhiều trong bữa chính.
- Lưu ý nấu nhạt cho trẻ, tránh dùng quá nhiều gia vị sẽ làm hại đến thận của trẻ. Nên lên thời gian ăn uống thật khoa học theo từng thời điểm nhất định trong ngày và mỗi bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút.
- Mẹ lưu ý thêm:
Không cho bé bé ăn thức ăn thừa.
Tránh đun nấu các loại rau củ, thực phẩm quá lâu sẽ khiến các dưỡng chất bị phá hủy.
Không nên nấu quá nhiều, nấu thức ăn cho nguyến ngày.
Không được để thức ăn nguội rồi mới cho vào tủ lạnh vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển.
Hạn chế dùng nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, bơ.
Nêm nếm quá nhiều gia vị như muối, đường.
Thực đơn dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi

Comments