top of page

10 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

  • testtrungnguyen
  • Sep 26, 2016
  • 4 min read

Khả năng thụ thai ở người phụ nữ có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau như độ tuổi, sức khỏe bên trong cơ thể,... và ngay cả các yếu tố bên ngoài như lối sống sinh hoạt cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sức khỏe của thai nhi.


Cùng tham khảo một số yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của các chị em phụ nữ bạn nhé!.


10 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai


1. Béo phì


Thừa cân, béo phì sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất hormone, cân nặng càng thừa nhiều thì chức năng hoạt động của buồng trứng càng suy giảm. Đặc biệt, béo phì sẽ khiến tỷ lệ phụ nữ mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang tăng cao hơn làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và khả năng thụ thai ở phụ nữ.


Hội chứng buồng trứng đa nang là hiện tượng rối loạn về hormone trong cơ thể các chị em bạn gái trong độ tuổi sinh sản và đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng vô sinh.


2. Quá gầy


Không chỉ béo phì mà vấn đề thiếu cân nặng cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Chính vì vậy, hãy đảm bảo duy trì cân nặng bản thân ở mực hợp lý bình thường với chế độ ăn uống khoa học, đủ chất và rèn luyện thể thao phù hợp.


3. Tuổi cao


Thông thường, từ 40-50 tuổi là giai đoạn mãn kinh cơ thể không còn hiện tượng kinh nguyệt và rụng trứng nữa nên sẽ không còn khả năng mang thai.


Tuy nhiên sau tuổi 35 thì khả năng mang thai sẽ giảm đi rất nhiều và trở nên khó khăn hơn, kèm theo đó là tỷ lệ khuyết tật thai nhi cũng cao hơn so với độ tuổi trẻ hơn.


4. Môi trường ô nhiễm, độc hại


Làm việc hay sinh sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm có nhiều hóa chất công nghiệp sẽ khiến khả năng thụ thai sẽ giảm đi, một số loại hóa chất dùng trong mỹ phẩm cho phụ nữ như nước hoa, sơn móng tay cũng có thể gây ra tình trạng mãn kinh sớm ở phụ nữ.


5. Thuốc lá


Thuốc lá sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ và đàn ông vì khói thuốc khiến DNA nam và nữ bị tổn thương, làm gián đoạn các hormone. Không chỉ người hút thuốc và ngay cả khi ngửi phải khói thuốc thôi cũng sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể nhất là việc thụ thai.



6. Rượu bia, đồ uống có cồn


Phụ nữ uống nhiều rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ bị rối loạn rụng trứng ở phụ nữ và sẽ làm suy yếu sức khỏe tinh trùng của đàn ông.


Càng nguy hiểm hơn nếu như phụ nữ uống rượu bia trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.


7. Làm việc quá sức, luyện tập thể thao quá độ


Rèn luyện thể thao là biện pháp giúp nâng cao sức khỏe cơ thể, tăng sức để kháng và giùp thân hình tho gọn như và có tác dụng rất tốt đối hoạt động thụ thai của cơ thể. Tuy nhiên, luyện tập quá mức, quá nhiều như các vận động viên thể thao sẽ có tác dụng rất xấu đến khả năng rụng trứng của cơ thể.


Tương tự như việc luyện tập thể thao, phụ nữ làm công việc nặng nhọc như lao động chân tay quá sức cũng khiến sức khỏe và khả năng sinh sản bị ảnh hưởng.


Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tình trạng này chính là chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, dẫn đến khả năng rụng trứng trong cơ thể bị ảnh hưởng và rất khó có con.


8. Mắc phải các bệnh về tuyến giáp


Các bệnh về tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và khả năng mang thai. Thông thường nếu gặp phải tình trạng này bạn sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm để kiểm tra tình trạnh bệnh là suy giáp hay cường giáp để điều trị phù hợp.


9. Caffein


Caffein sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng co thắt cơ trong quá trình trứng di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung.


Để không làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, tốt nhất bạn chỉ nên uống 1 ly ca phê 1 ngày.


10. Các vấn đề về sức khỏe


Các bệnh mà người phụ nữ gặp phải như hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, hoặc có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.


Các bệnh nhiễm trùng vùng kín hay viêm nhiễm đường sinh dục có thể sẽ làm tổn thương ở ống dẫn trứng và làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.





Kommentare


Recent Posts

© 2023 by Kathy Schulders. Proudly created with Wix.com 

  • Grey Twitter Icon
bottom of page