top of page

Thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu cách phòng tránh

  • testtrungnguyen
  • Sep 20, 2016
  • 2 min read

Vi chất dinh dưỡng là những dưỡng chất rất quan trọng và rất cần thiết cho sức khỏe của con người và đặc biệt quan trọng đối với trẻ em đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển về thể chất, trí não, lẫn sức khỏe cơ thể.


Thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng xảy ra cho bé như chậm phát triển, suy dinh dưỡng, còi cọc, và sức khỏe của trẻ bị suy giảm rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng gây nguy hiểm cho sức khỏe,...


Trong số hơn 90 loại vi chất dinh dưỡng khác nhau thì có 4 loại mà trẻ rất dễ bị thiếu đó chính là: Vitamin A, sắt, Iốt, Kẽm và Canxi. Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ, các dấu hiệu nhận biết và phòng tránh thiếu vi chất ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!.


Nguyên nhân gây thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ


- Nguyên nhân chính thường là do chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn uống của trẻ không khao học, thiếu dưỡng chất, không đa dạng các loại thực phẩm dinh dưỡng cho bé.


- Sử dụng, bảo quản và chế biến thực phẩm sai cách khiến hàm lượng vi chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm bị hao hụt.


- Khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé kém


Dấu hiệu trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng


- Lười vận động, nhanh mệt, thường xuyên có biểu hiện quấy khóc khó chịu.

- Thời tiết thay đổi dễ làm trẻ bị ốm nhất là mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp, hệ tiêu hóa, dễ mắc bệnh tiêu chảy.

- Chậm phát triển so với các mốc vận động tiêu chuẩn.

- Cơ bắp trẻ mềm, nhão.

- Các vết thương ngoài da lâu lành hơn bình thường.

- Tóc thưa khô ráp, móng tay của trẻ có biểu hiện rất dòn và dễ gãy...

Phòng ngừa tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như thế nào?

- Đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của trẻ, mỗi bữa ăn phải đảm bảo có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm chính là:

  • Lương thực

  • Trứng, sữa và chế phẩm làm từ sữa.

  • Thịt, cá và các loại thủy hải sản.

  • Hạt thực vật giàu đạm.

  • Rau củ quả có màu sắc rực rỡ cùng các loại rau củ quả khác.

  • Dầu mỡ (Nhóm bắc buộc cần phải có trong các bữa ăn hằng ngày của trẻ).

- Lưu ý trong cách chế biến thực phẩm cho trẻ, ăn bữa nào nên chế biến thực phẩm tươi mới bữa đó, tránh cất giữ bảo quản lâu trong tủ lạnh.


- Khi bé đã bắt đầu cai sữa mẹ thì các mẹ nhớ bổ sung thêm cho bé sữa tươi, sữa công thức, các chế phẩm làm từ sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ.


Tham khảo thêm:







Comments


Recent Posts

© 2023 by Kathy Schulders. Proudly created with Wix.com 

  • Grey Twitter Icon
bottom of page